Thiết kế phong thủy cho… nhà vệ sinh

Theo nguyên tắc bố trí cát hung (lành dữ) trong nhà ở thì khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, các hướng bất lợi về khí hậu, đồng thời đảm bảo hợp lý về hệ thống kỹ thuật. Hung gặp hung hóa cát, đặt khu vệ sinh vào vị trí xấu (theo tính toán về tuổi gia chủ, phối hợp với hướng nhà) sẽ hợp hơn là đặt vào vị trí tốt.


La bàn phong thuỷ cho một nhà phố, với các khu vực vệ sinh (màu xám)
và khu vực đặt bếp, cửa chính, hồ nước ngầm… tách biệt nhau.
Đây chính là sự phân biệt rạch ròi và ưu tiên các khu nào nằm về vùng nào. Nếu các chức năng cơ bản (cửa chính, bếp, phòng khách, phòng ngủ, bàn thờ…) được đặt các vùng tốt, thì dĩ nhiên những vùng còn lại là không gian vệ sinh và các chức năng phụ khác.

Trong ngôi nhà xưa, khu vệ sinh không có tiện nghi cao như bây giờ nên ngoài việc phân cung điểm hướng tốt xấu, cha ông ta vẫn hay đưa nó ra xa nhà chính. Còn hiện nay phong thuỷ và kiến trúc hiện đại đã dung hòa với nhau, tuy vẫn xếp khu vệ sinh vào nhóm phải đặt ở vùng xấu (cùng với kho, chỗ giặt phơi, nhà xe…) nhưng không cần phải “giấu” ở nơi tối tăm ẩm thấp nữa.

Dưới đây là những thắc mắc mà gia chủ thường đặt ra khi chọn vị trí và bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh:

– Có phải không được đặt phòng vệ sinh trên lầu đè lên cửa ra vào chính dưới tầng trệt? Có nhất thiết phòng vệ sinh các lầu phải thẳng hàng với nhau không?

– Có người nói rằng khi làm nhà, không nên xoay bồn cầu và các đường ống ra phía trước nhà vì khi xả nước sẽ… cuốn trôi tiền tài và sự an khang đi hết. Thực hư điều này ra sao?

– Hướng ngồi bồn cầu và hướng lavabo có nên xem theo tuổi của gia chủ hoặc người sử dụng thường xuyên phòng vệ sinh đó không?

Những thắc mắc trên có thể lý giải dưới góc độ khoa học phong thuỷ và kiến trúc như sau:

Theo nguyên tắc phân cung điểm hướng, phải luôn ưu tiên cho môn (cửa), rồi đến táo (bếp), sau đó mới đến các không gian khác, nghĩa là vị trí và hướng của bộ cửa chính rất quan trọng. Do vậy theo la bàn phong thuỷ thì vị trí cửa chính (vùng khai môn) không bao giờ trùng với vị trí đặt khu vệ sinh cả.

Hướng lavabo và bồn cầu không quan trọng.
Nếu nhà có lầu mà đặt khu vệ sinh trên lầu trùng với vị trí bộ cửa chính dưới tầng trệt thì hoặc là khu vệ sinh đó đặt sai vị trí, hoặc là bộ cửa chính của ngôi nhà đặt sai vị trí, nhưng do nhà phố nhỏ nên không thay đổi được. Khi đó, nếu vị trí và hướng bộ cửa chính (cũng là hướng của nhà) hợp với mệnh trạch gia chủ rồi thì khu vệ sinh nên dời sang vị trí khác. Còn nếu ngược lại thì bộ cửa chính nên dời đi sao cho không bị khu vệ sinh ở trên “đè lên” nữa.

Nếu nhà có chiều ngang rộng thì vẫn có thể đặt khu vệ sinh về phía mặt trước của nhà theo ý đồ của kiến trúc sư. Mỗi mặt bằng đều có những vùng đặt được khu vệ sinh và những vùng không thể. Do vậy không nhất thiết nhà vệ sinh các tầng phải trùng nhau. Tuy nhiên, các khu vệ sinh trùng nhau sẽ thuận lợi hơn cho hệ thống kỹ thuật. Vấn đề là gia chủ và người thiết kế nên xác định ngay từ đầu các vùng nào có thể bố trí khu vệ sinh, xem xét trên – dưới các vùng ấy là không gian gì để quyết định bố cục mặt bằng. Tránh để khu vệ sinh ở bên trên chỗ bếp nấu, bàn thờ (thuỷ khắc hoả) và cửa chính như đã nêu, còn lại đều có thể xử lý được.

Khi đã xác định các vấn đề chính phụ thì hầu như chuyện hướng của lavabo, bồn cầu là không đáng kể nữa. Vì theo thứ tự ưu tiên xác định hướng thì hướng nhà, hướng cửa chính, hướng bếp cho đến hướng bàn thờ, hướng giường ngủ của gia chủ và các thành viên, hướng bàn ngồi làm việc… là đã quá chi tiết và đầy đủ cho các sinh hoạt cơ bản của một ngôi nhà. Việc bố trí lavabo và bồn cầu chỉ cần lưu ý sao cho thuận tiện, tránh gió lùa, tránh tia nhìn xoi mói, thoải mái dễ chịu, không bị va vướng vào các thiết bị khác khi sử dụng

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *